Website – Gian hàng tiềm năng trên Internet

Tháng bảy 14, 2021

Nếu trước đây mua hàng qua mạng chỉ là sự lựa chọn của một bộ phận người tiêu dùng, thì dịch Covid-19 với những quy định giãn cách xã hội cũng như sự lo lắng về nguy cơ lây nhiễm nơi công cộng, đã khiến nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến.

Theo báo cáo của Nielsen đưa ra tại Diễn đàn tiếp thị trực tuyến 2020 về “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên người tiêu dùng Việt Nam”, số người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến tăng 25% kể từ khi dịch bùng phát, trong khi con số này chỉ là 7% với hình thức mua bán tại siêu thị. Tỷ lệ sử dụng ví điện tử cũng tăng 28% so với thời kỳ trước đó.

Cũng trong sự kiện này, báo cáo của Google cho biết, 98% người tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì thói quen mua sắm trực tuyến hậu Covid. Nhận định này phần nào đã được chứng minh qua “Báo cáo xu hướng di chuyển cộng đồng”của Google ngày 31/1/2021.

Trong thời điểm mua sắm cao điểm cho Tết Nguyên Đán, xu hướng di chuyển đến những địa điểm mua sắm và giải trí vẫn giảm khoảng 11% so với trung bình hàng năm. Với sự quay lại của Covid-19, tỷ lệ này được dự đoán sẽ còn giảm mạnh hơn trong thời gian tới.

Có thể thấy, dịch Covid-19 đã dần hình thành thói quen và dành sự ưu tiên của người tiêu dùng cho mua sắm trực tuyến, từ đó cũng mở ra cánh cửa lớn cho các doanh nghiệp để tận dụng cơ hội và vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Kết quả trong một cuộc khảo sát khác của Nielsen cho thấy, 97% người tiêu dùng trực tuyến đã từng mua hàng trên các sàn TMĐT, 63% trên mạng xã hội và chỉ 37% trên website của doanh nghiệp. Lý giải cho điều này là vì đa số người tiêu dùng muốn tận dụng những chương trình khuyến mãi trên các nền tảng bán hàng trực tuyến, hoặc đơn giản là do nhãn hàng họ muốn mua không có website chính thức.

Không thể phủ nhận sàn TMĐT là một công cụ kinh doanh trực tuyến hiệu quả, nhưng nhiều người quên rằng chỉ kinh doanh trên sàn TMĐT chưa phải là giải pháp bền vững. Có thể nói, nếu coi những kênh phương tiện trực tuyến là “gian hàng” thì website nên được coi là “trụ sở chính” trên internet mà doanh nghiệp không thể coi nhẹ.

Khảo sát của Nielsen cũng cho thấy, 62% người tiêu dùng nghiên cứu thông tin về sản phẩm và người bán hàng trước khi quyết định mua sản phẩm.Website giúp định hình nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu. Xây dựng website của riêng mình giúp doanh nghiệp có thể chủ động quản lý về thông tin, hình thức và nội dung mà họ muốn tiếp cận đến người tiêu dùng.

Khách hàng có xu hướng đặt niềm tin vào sản phẩm có đầy đủ thông tin và một doanh nghiệp có sự hiện diện qua website chính thức trên internet. Bên cạnh đó, bán hàng trực tiếp qua website cũng giúp doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin khách hàng trực tiếp và đầy đủ, tạo điều kiện cho dịch vụ chăm sóc khách hàng hoạt động hiệu quả hơn.

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc tăng nhận diện và tạo độ tin cậy cho website chính là tên miền. Một tên miền phù hợp là tên miền không những gắn với thương hiệu mà còn xác định được thị trường mục tiêu.

Theo đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), đối với doanh nghiệp hướng đến thị trường trong nước, lựa chọn tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” giúp định danh thương hiệu hướng đến thị trường Việt Nam, mang đến lợi thế trên trang tìm kiếm nhờ định vị địa lý rõ ràng. Bên cạnh đó, tên miền “.vn” được pháp luật Việt Nam bảo vệ, ngăn chặn việc chiếm đoạt bất hợp pháp.

Ngay cả khi chưa xây dựng website, các doanh nghiệp cũng nên đăng ký sở hữu tên miền, bởi chẳng ai muốn thấy tên miền gắn với thương hiệu của mình được sử dụng cho một tổ chức khác. Đối với những công ty nhập khẩu và phân phối hàng quốc tế, việc đăng ký tên miền “.vn” cho thương hiệu cũng giúp nhãn hàng loại bỏ nguy cơ tên miền bị sử dụng cho hàng nhái hay kém chất lượng.

Hiện nay, tên miền “.vn” có thể được đăng ký thuận tiện qua hồ sơ điện tử trên trang https://tenmien.vn/ của Trung tâm Internet Việt Nam.

Để kinh doanh trực tuyến hiệu quả, các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung mọi nguồn lực vào các sàn TMĐT hay mạng xã hội, mà nên sở hữu website với tên miền phù hợp, để thiết lập một nền tảng vững chắc cho việc phát triển thương hiệu của mình.

Theo vietnamnet.vn

Đánh giá

Đăng ký dùng thử sản phẩm

7 + 10 =

Windows Server 2025 có gì mới?

Windows Server 2025 có gì mới?

Windows Server 2025 là gì? Windows Server 2025 là phiên bản hệ điều hành máy chủ mới nhất của Microsoft. Phiên bản này không chỉ kế thừa các ưu điểm nổi bật của Windows Server 2022, mà còn được nâng cấp với hàng loạt tính năng mới. Cho đến thời điểm hiện tại, Windows...

Bitdefender GravityZone có gì mới (Cập nhật 10/2024)

Bitdefender GravityZone có gì mới (Cập nhật 10/2024)

Vào ngày 16 tháng 9, Bitdefender đã ra mắt các tính năng mới trong Bitdefender GravityZone, một nền tảng an ninh mạng toàn diện cung cấp khả năng phòng ngừa, bảo vệ, phát hiện và phản hồi cho các tổ chức thuộc mọi quy mô. Những tính năng này, phù hợp với chiến lược...

Microsoft Office 2024 có gì mới?

Microsoft Office 2024 có gì mới?

Microsoft vừa ra mắt phiên bản Office 2024 vào ngày 1 tháng 10, nhằm phục vụ cho người dùng và doanh nghiệp nhỏ không muốn sử dụng dịch vụ đăng ký Microsoft 365. Office 2024 cung cấp hai gói lựa chọn: Office Home 2024 với giá 149,99 USD và Office Home & Business...

Bảo hành vi phạm trị giá một triệu đô la với Bitdefender MDR

Bảo hành vi phạm trị giá một triệu đô la với Bitdefender MDR

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, các cuộc tấn công mạng không ngừng phát triển và tổ chức của bạn cần nhiều hơn sự bảo mật cơ bản. Dịch vụ Quản lý Phát hiện và Phản hồi (MDR) là một trong những lựa chọn tốt nhất để tăng cường bảo mật mạng. Bitdefender tự tin vào...

Quá Trình Phát Hành Phần Mềm của Bitdefender: Đảm Bảo Độ Tin Cậy

Quá Trình Phát Hành Phần Mềm của Bitdefender: Đảm Bảo Độ Tin Cậy

Cam kết của chúng tôi về chất lượng và độ tin cậy bắt đầu từ Chu trình Phát triển Phần mềm (SDLC) vững chắc. Quy trình này bao gồm các thực tiễn tốt nhất ở mọi giai đoạn để ngăn ngừa các vấn đề phần mềm không đạt yêu cầu đến sản phẩm cuối cùng. Thông qua việc kiểm tra...