Với sự phát triển của dữ liệu lớn (big data), sự cải thiện đáng kể trong khả năng tính toán, và các đổi mới liên tục trong các phương pháp Học máy (Machine Learning), các công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) như nhận diện hình ảnh, nhận diện giọng nói, và xử lý ngôn ngữ tự nhiên đang trở nên ngày càng phổ biến. Ngoài ra, AI cũng đóng vai trò đáng kể trong bảo mật máy tính: một mặt, AI có thể được sử dụng để xây dựng các hệ thống phòng thủ như phát hiện mã độc và tấn công mạng; mặt khác, AI có thể được khai thác để thực thi các cuộc tấn công hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp, việc bảo mật các hệ thống AI là vấn đề sống còn. Vì vậy, việc xây dựng các hệ thống AI mạnh mẽ, miễn nhiễm với sự can thiệp từ bên ngoài là điều cần thiết. AI có thể có lợi cho an toàn bảo mật hoặc ngược lại.

Các thách thức đối với bảo mật trong AI
Với sự phát triển của dữ liệu lớn, sự cải thiện đáng kể trong khả năng tính toán, và các đổi mới liên tục trong các phương pháp Học Máy (ML), các công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) như nhận diện hình ảnh, nhận diện giọng nói và xử lý ngôn ngữ tự nhiên đang trở nên ngày càng phổ biến. Ngày càng nhiều công ty đầu tư vào nghiên cứu AI và triển khai AI cho sản phẩm của họ. Theo Tầm nhìn công nghiệp toàn cầu của Huawei (GIV), đến năm 2025, toàn thế giới sẽ đạt được hơn 100 tỷ kết nối, chiếm tới 77% dân số; 85% ứng dụng doanh nghiệp sẽ được triển khai trên đám mây; khoảng 12% số gia đình sẽ sử dụng smart home robots, hình thành nên một thị trường hàng tỷ dollar.
Sự phát triển và sử dụng rộng rãi các công nghệ AI đã báo trước sự xuất hiện của một thế giới thông minh. McCarthy, Minsky, Shannon và cộng sự, đã đề xuất khái niệm “Trí tuệ nhân tạo” vào năm 1956. 60 năm sau đó, công nghệ AI đã nở rộ, bắt đầu bằng việc AlphaGo, được phát triển bởi Google DeepMind, đã chiến thắng nhà vô địch thế giới bộ môn cờ vây. Ngày nay, với sự phát triển của chip và cảm biến, ý tưởng “Kích hoạt trí thông minh” đang ảnh hưởng đến một loạt các lĩnh vực, bao gồm:
- Sản xuất thông minh – thích ứng với nhu cầu người dùng
- Giao thông thông minh – chọn tuyến đường tốt nhất
- Chăm sóc sức khỏe thông minh – hiểu về sức khỏe của bạn
Việc đảm bảo an toàn bảo mật trong các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) là một thách thức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh AI ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
Các rủi ro bảo mật
- Tấn công né tránh (Evasion): Tạo ra dữ liệu đầu vào gây nhầm lẫn cho hệ thống AI, dẫn đến kết quả sai.
- Tấn công phá hoại (Poisoning): Đưa dữ liệu độc hại vào quá trình huấn luyện để làm suy giảm độ chính xác của mô hình.
- Cửa hậu (Backdoor): Chèn các điểm truy cập ẩn trong mô hình, mà chỉ kẻ tấn công biết cách kích hoạt.
- Trích xuất mô hình (Model Extraction): Kẻ tấn công khai thác đầu vào, đầu ra của hệ thống để suy đoán các thông số hoặc dữ liệu huấn luyện.

Phương pháp phòng thủ
Nhiều biện pháp đối phó đã được đưa ra để giảm thiểu các cuộc tấn công tiềm ẩn. Hình dưới đây cho thấy các công nghệ phòng thủ khác nhau được sử dụng bởi các hệ thống AI trong quá trình thu thập dữ liệu, huấn luyện mô hình và dự đoán mô hình.

- Chắt lọc mạng: Các kỹ thuật này hoạt động bằng cách ghép nhiều DNNs trong pha huấn luyện mô hình, từ đó kết quả phân loại sinh ra bởi một DNN được sử dụng để huấn luyện DNN tiếp theo. Bài trình bày “Distillation as a defense to adversarial perturbations against deep neural networks”, tại hội thảo chuyên đề IEEE Symposium on Security and Privacy (S&P) năm 2016, nhận thấy rằng việc chuyển giao kiến thức có thể làm giảm độ nhạy của mô hình AI đối với các nhiễu loạn nhỏ và cải thiện độ mạnh mẽ của mô hình. Vì thế, họ đề xuất sử dụng kỹ thuật chắt lọc mạng để chống lại các cuộc tấn công evasion. Thông qua các thử nghiệm trên bộ dữ liệu của MNIST và CIFAR-10, họ thấy rằng các kỹ thuật này có thể làm giảm tỷ lệ thành công của một số cuộc tấn công (như Jacobian-based Saliency Map Attacks).
- Huấn luyện đối nghịch: Kỹ thuật này hoạt động bằng cách sinh các mẫu đối nghịch sử dụng các phương pháp tấn công đã biết trong pha huấn luyện mô hình, sau đó thêm các mẫu này vào bộ dữ liệu huấn luyện, và thực hiện huấn luyện lại để tạo ra một mô hình mới có khả năng chống lại tấn công gây nhiễu. Kỹ thuật này không chỉ tăng cường độ mạnh mẽ mà còn tăng độ chính xác và khả năng chuẩn hóa của mô hình mới.
- Phát hiện mẫu đối nghịch: Kỹ thuật này nhận diện các mẫu đối nghịch bằng cách thêm một mô hình phát hiện bên ngoài hoặc một thành phần phát hiện của mô hình gốc trong giai đoạn suy đoán. Trước khi một mẫu được đưa vào mô hình gốc, mô hình phát hiện sẽ xác định xem mẫu đó có phải là mẫu đối nghịch không. Ngoài ra, mô hình phát hiện có thể trích xuất thông tin liên quan ở mỗi lớp của mô hình ban đầu để thực hiện phát hiện dựa trên thông tin đã được trích xuất. Các mô hình phát hiện có thể xác định các mẫu đối nghịch dựa trên các tiêu chí khác nhau. Ví dụ, sự khác biệt giữa các mẫu đầu vào và dữ liệu thông thường có thể được sử dụng làm tiêu chí; và các đặc điểm phân phối của các mẫu đối nghịch và lịch sử các mẫu đầu vào có thể được sử dụng làm cơ sở để xác định các mẫu đối nghịch.
- Tái cấu trúc đầu vào: Kỹ thuật này hoạt động bằng việc biến đổi các mẫu đầu vào trong giai đoạn suy đoán của mô hình để chống lại tấn công evasion. Các mẫu bị biến đổi không gây ảnh hưởng đến tính năng phân loại của mô hình. Tái cấu trúc đầu vào có thể được thực thi bằng cách thêm nhiễu, loại bỏ nhiễu, hoặc sử dụng bộ mã hóa tự động để thay đổi mẫu đầu vào.
- Xác thực DNN: Tương tự với các kỹ thuật phân tích xác thực phần mềm, kỹ thuật xác thực DNN sử dụng một trình xử lý để xác thực các thuộc tính của một mô hình DNN. Ví dụ, một trình xử lý có thể xác minh rằng không có mẫu đối nghịch nào tồn tại trong một khoảng nhiễu nhất định. Tuy nhiên, xác thực DNN là bài toán có độ phức tạp NP, và hiệu quả của việc xác thực cũng khá thấp. Có thể tăng hiệu năng của kỹ thuật này bằng cách thỏa hiệp và tối ưu hóa như: ưu tiên các nút mô hình, chia sẻ thông tin xác thực và thực hiện xác thực dựa trên phân vùng.
Kiến trúc bảo mật của các dịch vụ AI
Khi phát triển các hệ thống AI, chúng ta cần phải chú ý đến các rủi ro an toàn bảo mật tiềm ẩn của chúng; tăng cường cơ chế phòng ngừa và các điều kiện ràng buộc; giảm thiểu rủi ro; và đảm bảo sự phát triển an toàn, đáng tin cậy và có thể kiểm soát của AI. Khi áp dụng các mô hình AI, chúng ta cần phân tích và xác định các rủi ro khi sử dụng các mô hình AI dựa trên các đặc điểm và kiến trúc của các dịch vụ cụ thể, và thiết kế một kiến trúc bảo mật AI mạnh mẽ và giải pháp triển khai sử dụng các cơ chế bảo mật liên quan tới Cô lập (Isolation), Phát hiện (Detection), Dự phòng (Failsafe) và Dư thừa (Redundancy).

Trong lái xe tự động, nếu một hệ thống AI đưa ra quyết định không chính xác đối với các hoạt động quan trọng như phanh, rẽ và tăng tốc, hệ thống có thể gây thiệt hại nghiêm trọng tới con người và tài sản. Vì thế, chúng ta cần phải đảm bảo tính an toàn của hệ thống AI đối với các thao tác quan trọng. Việc kiểm thử bằng cách phương pháp bảo mật khác nhau là rất quan trọng, nhưng việc mô phỏng không thể đảm bảo rằng các hệ thống AI sẽ không gặp trục trặc trong các tình huống thực tế. Trong rất nhiều ứng dụng, rất khó để tìm được một hệ thống AI luôn đưa ra kết quả chính xác 100%. Sự sai lệch này khiến cho việc thiết kế một kiến trúc bảo mật trở nên quan trọng hơn. Hệ thống cần cho phép các hệ thống dự phòng hoặc các trạng thái bảo mật khác hoạt động thủ công trong khi không thể đưa ra quyết định chính xác. Ví dụ, nếu một hệ thống trợ lý y tế mà AI không thể cung cấp được câu trả lời về đơn thuốc và liều lượng, hoặc phát hiện một cuộc tấn công, hệ thống nên đưa ra câu trả lời là “Tham khảo ý kiến bác sĩ” hơn là đưa ra các dự đoán không chính xác, dẫn đến nguy hiểm tới sức khỏe của bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn, việc sử dụng đúng các cơ chế bảo mật sau dựa trên các yêu cầu kinh doanh là rất cần thiết để đảm bảo an toàn trong lĩnh vực kinh doanh AI:
- Cô lập (Isolation): Để đảm bảo tiến trình thực thi ổn định, một hệ thống AI sẽ phân tích và xác định giải pháp tối ưu và gửi nó tới hệ thống điều khiển để xác thực và thực thi. Nói chung, kiến trúc bảo mật phải cô lập các mô-đun chức năng và thiết lập các cơ chế điều khiển truy cập giữa các mô-đun. Việc cô lập các mô hình AI có thể giảm thiểu nguy cơ tấn công tới quá trình suy đoán của AI, trong khi đó việc cô lập mô-đun quyết định được tích hợp có thể làm giảm các cuộc tấn công vào mô-đun quyết định. Đầu ra của quá trình dự đoán có thể trở thành đầu vào cho mô-đun quyết định dưới dạng một đề xuất ra quyết định phụ trợ và chỉ những đề xuất được ủy quyền mới có thể đưa vào mô đun quyết định.
- Phát hiện (Detection): Thông qua việc giám sát liên tục và với một mô hình phát hiện tấn công trong kiến trúc hệ thống chính, hoàn toàn có thể phân tích trạng thái mạng và đánh giá mức độ rủi ro của hệ thống hiện tại. Khi độ rủi ro cao, hệ thống quyết định được tích hợp có thể từ chối gợi ý đến từ hệ thống tự động và chuyển quyền điều khiền lại cho con người để đảm bảo an toàn trước các cuộc tấn công.
- Dự phòng (Failsafe): Khi một hệ thống cần thực hiện các hoạt động quan trọng như lái xe tự động có AI hỗ trợ hoặc phẫu thuật y tế, cần phải có kiến trúc bảo mật đa cấp để đảm bảo an ninh cho toàn bộ hệ thống. Sự chính xác của các kết quả dự đoán bởi hệ thống AI phải được phân tích. Khi độ chính xác của kết quả thấp hơn một ngưỡng nhất định, hệ thống sẽ quay trở lại các công nghệ dựa trên quy tắc thông thường hoặc xử lý thủ công.
- Dư thừa (Redundancy): Có nhiều quyết định kinh doanh và dữ liệu được liên kết với nhau. Một phương pháp khả thi để đảm bảo tính bảo mật của các mô hình AI là phân tích xem liệu liên kết có bị phá hủy hay không. Một kiến trúc đa mô hình có thể được thiết lập cho các ứng dụng quan trọng, do đó, một lỗi trong một mô hình sẽ không làm cho cả hệ thống đưa ra quyết định không hợp lệ. Ngoài ra, kiến trúc đa mô hình phần lớn có thể làm giảm khả năng hệ thống bị xâm phạm hoàn toàn bởi một cuộc tấn công, do đó cải thiện sự mạnh mẽ của toàn bộ hệ thống.
Các công nghệ AI nổi bật áp dụng vào doanh nghiệp
Các công nghệ AI đang ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật:
- Tự động hóa quy trình:
- AI hỗ trợ tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại như nhập liệu, xử lý hóa đơn, và quản lý kho hàng, giúp tiết kiệm thời gian và giảm sai sót.
- Phân tích dữ liệu và dự đoán:
- Các công cụ AI như học máy (Machine Learning) và học sâu (Deep Learning) giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu lớn để dự đoán xu hướng thị trường, hành vi khách hàng, và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.
- Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng:
- AI được sử dụng để phân tích hành vi khách hàng và cung cấp các gợi ý sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp, từ đó nâng cao sự hài lòng và trung thành của khách hàng.
- Chatbot và trợ lý ảo:
- Các chatbot AI hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chăm sóc khách hàng 24/7, giải đáp thắc mắc và xử lý các yêu cầu cơ bản một cách nhanh chóng.
- Quản lý chuỗi cung ứng:
- AI giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách dự đoán nhu cầu, quản lý tồn kho, và tối ưu hóa lộ trình vận chuyển.
- An ninh mạng:
- AI được ứng dụng để phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu và hệ thống của doanh nghiệp.
- Sáng tạo nội dung:
- AI hỗ trợ tạo nội dung marketing, từ bài viết, hình ảnh đến video, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tham khảo từ Trung Tâm An Ninh Mạng, Bảo mật AI