HPE đàm phán mua hãng thiết bị mạng Juniper Networks với giá 14 tỷ USD

Tháng Một 10, 2024

Hewlett Packard Enterprise (HPE.N) đã đạt được thỏa thuận mua lại Juniper Networks (JNPR.N) với mức giá khoảng 14 tỷ USD, tương đương 40 USD/cổ phiếu. HPE dự kiến ​​sẽ hoàn tất thương vụ này vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025, sau khi bắt đầu đám phán vào ngày 8 tháng 1 năm 2024. Việc mua lại Juniper Networks Inc. được xem là một cơ hội để HPE gia tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh của mình trong lĩnh vực công nghiệp AI. Có thể qua việc tích hợp hoặc phát triển các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo.

Giới thiệu tổng quan về HPE và Juniper Networks

Được thành lập từ năm 1939, HPE là một trong những cái tên mang tính biểu tượng nhất trong ngành công nghệ Hoa Kỳ, nổi tiếng với việc bán các thiết bị trung tâm dữ liệu như máy chủ và mảng lưu trữ. Họ cũng cung cấp dịch vụ đám mây cho khách hàng, từ các doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn nhất thế giới và các cơ quan chính phủ. HPE cũng từng đóng vai trò quan trọng trong thị trường máy tính cá nhân và máy in, nhưng sau đó đã chuyển giao những kinh doanh này cho HP Inc. khi họ chia thành hai đơn vị riêng biệt vào năm 2015.

Juniper Networks là một nhà cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng mạng truyền thông, chuyên cung cấp các thiết bị như bộ định tuyến và thiết bị chuyển mạch Switch Ethernet cho các nhà cung cấp công nghệ, các công ty viễn thông, các công ty dịch vụ tài chính và các khách hàng doanh nghiệp, tổ chức khác. Juniper được xem là một trong những đối thủ chính của Cisco Systems Inc. và, tương tự như Cisco, Juniper cũng có thị phần đáng kể trong việc bán phần mềm quản lý mạng cho doanh nghiệp.

Công nghệ và chiến lược trong giai đoạt phát triển trí tuệ nhận tạo AI của HPE và Juniper

Cả hai công ty đều đang đầu tư cổ phần và đóng góp vào ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo đang phát triển. HPE đang nỗ lực trở thành một nhà cung cấp chính của phần cứng máy tính cho các công ty muốn triển khai công việc liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong trung tâm dữ liệu tại địa điểm của họ, cũng như trong môi trường đám mây.

Ví dụ: gần đây HPE đã giới thiệu một số dòng sản phẩm máy chủ mới, sử dụng các thành phần xử lý đồ họa từ Nvidia Corp, nhằm mục đích hỗ trợ hiệu quả và hiệu suất cao trong các ứng dụng và công việc liên quan đến trí tuệ nhân tạo.

Ngoài ra, chiến lược AI trên nền tảng đám mây của HPE tập trung vào một dịch vụ mới có tên HPE GreenLake cho mô hình ngôn ngữ lớn, cung cấp giải pháp thay thế cho các đơn vị xử lý đồ họa của Nvidia Corp để đào tạo AI. Thông qua dịch vụ đó, khách hàng sẽ có thể sử dụng siêu máy tính Cray XD của HPE, được quảng cáo là kiến ​​trúc gốc AI để đào tạo LLM quy mô lớn.

Đối với Juniper, họ cung cấp dịch vụ AI có tên Mist AI, được cho là sử dụng thuật toán học máy để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng về truy cập không dây. Nó cũng sử dụng AI để nâng cao khả năng của phần mềm bảo mật mạng.

Lý do thúc đẩy HPE mua lại Juniper Networks

Trong những tháng gần đây, Juniper phải vật lộn với doanh thu sụt giảm trong bối cảnh chi tiêu doanh nghiệp bị thắt chặt. Việc thỏa thuận mua lại Juniper networks của HPE là một tin rất bất ngờ. Tuy nhiên, có một số thông tin cho rằng HPE đang rất quan tâm tới hoạt động kinh doanh Mist AI của Juniper. Nếu thương vụ đi đến hoàn tất cuối cùng, mức giá 14 tỷ USD được báo cáo sẽ trở thành thương vụ mua lại lớn nhất của HPE kể từ khi mua lại Autonomy và EDS.

Thỏa thuận này có thể có ý nghĩa đối với HPE vì hãng này đang nỗ lực tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới. Việc mua lại Juniper có thể giúp phát triển hoạt động kinh doanh Aruba Networks của HPE, mảng mà đã hoạt động tốt trong những năm gần đây nhưng vẫn còn quá nhỏ bé so với thị phần và nhu cầu trên thế giới.

HPE có vẻ có kế hoạch mở rộng mạng lưới của mình để gia tăng hiện diện tổng thể trên thị trường và có thể tìm kiếm cơ hội mới trong phân khúc ngành công nghiệp nơi các dịch vụ và sản phẩm tại chỗ được cung cấp. Điều này có thể bao gồm việc cải thiện và mở rộng hạ tầng mạng, tăng cường dịch vụ và sản phẩm địa phương để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại địa phương.

Juniper đang thực hiện các hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây đang phát triển, cũng như có sự tăng trưởng đáng kể trong kinh doanh mạng WAN và cung cấp các dịch vụ trí tuệ nhân tạo của mình. Điều này được xem là một bước tiến tích cực cho HPE và các nhà đầu tư của công ty.

Thương vụ mua lại công nghệ lớn nhất lịch sử

Nếu HPE và Juniper có thể đạt được thỏa thuận cuối cùng, đây sẽ trở thành một trong những thương vụ mua lại công nghệ lớn nhất trong lịch sử gần đây. Trong vài năm gần đây, hoạt động giao dịch trong ngành công nghệ đã có sự chậm lại đáng chú ý, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền kinh tế toàn cầu yếu kém và sự gia tăng giám sát chống độc quyền.

Sau khi thông tin được thông báo, cổ phiếu của Juniper đã tăng hơn 23%. Tuy nhiên, cổ phiếu của họ vẫn đang giao dịch ở mức thấp hơn một phần so với giá trị công ty từng có. Đối với HPE, các cổ đông dường như không hào hứng với thương vụ này khi cổ phiếu của hãng này giảm hơn 8% sau nhiều giờ sau khi có thông báo.

Việc Hewlett Packard Enterprise (HPE) mua lại Juniper Networks dự kiến sẽ tạo ra tác động lớn đối với ngành công nghệ toàn cầu. Thương vụ này hứa hẹn nhiều lợi ích cho sự phát triển của HPE và cũng được kỳ vọng mang lại kết quả có hậu cho Juniper. Tuy nhiên, cần theo dõi để xem cách thương vụ này sẽ diễn ra như thế nào dưới sự giám sát của cơ quan quản lý.

Theo tờ WSJ, một vụ mua bán khác cũng đang trong quá trình thực hiện, đó là công ty thiết kế phần mềm Synopsys đàm phán mua lại Ansys với giá 35 tỷ USD tiền mặt và cổ phiếu.

Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng ký dùng thử sản phẩm

14 + 14 =

Bitdefender GravityZone có gì mới (Cập nhật 10/2024)

Bitdefender GravityZone có gì mới (Cập nhật 10/2024)

Vào ngày 16 tháng 9, Bitdefender đã ra mắt các tính năng mới trong Bitdefender GravityZone, một nền tảng an ninh mạng toàn diện cung cấp khả năng phòng ngừa, bảo vệ, phát hiện và phản hồi cho các tổ chức thuộc mọi quy mô. Những tính năng này, phù hợp với chiến lược...

Microsoft Office 2024 có gì mới?

Microsoft Office 2024 có gì mới?

Microsoft vừa ra mắt phiên bản Office 2024 vào ngày 1 tháng 10, nhằm phục vụ cho người dùng và doanh nghiệp nhỏ không muốn sử dụng dịch vụ đăng ký Microsoft 365. Office 2024 cung cấp hai gói lựa chọn: Office Home 2024 với giá 149,99 USD và Office Home & Business...

Bảo hành vi phạm trị giá một triệu đô la với Bitdefender MDR

Bảo hành vi phạm trị giá một triệu đô la với Bitdefender MDR

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, các cuộc tấn công mạng không ngừng phát triển và tổ chức của bạn cần nhiều hơn sự bảo mật cơ bản. Dịch vụ Quản lý Phát hiện và Phản hồi (MDR) là một trong những lựa chọn tốt nhất để tăng cường bảo mật mạng. Bitdefender tự tin vào...

Quá Trình Phát Hành Phần Mềm của Bitdefender: Đảm Bảo Độ Tin Cậy

Quá Trình Phát Hành Phần Mềm của Bitdefender: Đảm Bảo Độ Tin Cậy

Cam kết của chúng tôi về chất lượng và độ tin cậy bắt đầu từ Chu trình Phát triển Phần mềm (SDLC) vững chắc. Quy trình này bao gồm các thực tiễn tốt nhất ở mọi giai đoạn để ngăn ngừa các vấn đề phần mềm không đạt yêu cầu đến sản phẩm cuối cùng. Thông qua việc kiểm tra...

Bitdefender MDR – Dịch vụ phát hiện chính xác nhất

Bitdefender MDR – Dịch vụ phát hiện chính xác nhất

Trong thế giới ngày nay, nơi các mối đe dọa an ninh mạng liên tục phát triển, các doanh nghiệp cần sự bảo vệ tốt nhất. Bitdefender Managed Detection and Response (MDR) nổi bật là sự lựa chọn số một để phát hiện chính xác và phản ứng nhanh chóng đối với các mối đe dọa...