So sánh Endpoint Protection và Anti-Malware

Như chúng ta đã biết, xương sống của môi trường làm việc hiện đại chính là mạng máy tính. Và một mạng máy tính có đến hàng trăm máy đồng nghĩa với sự tồn tại của hàng nghìn rủi ro đến từ các thiết bị khác nhau. Đó chính là lý do các phần mềm bảo mật dành cho doanh nghiệp ra đời.

Khi nói đến an ninh mạng cho doanh nghiệp, hầu hết các dịch vụ đều khuyến nghị sử dụng giải pháp bảo vệ điểm cuối (endpoint protection) dù cả hai giải pháp endpoint protection và anti-malware đều có khả năng chống mối đe dọa tiềm tàng cho máy tính. Tại sao lại như vậy ?

Thiết bị Endpoint (điểm cuối) là gì ?

Thiết bị Endpoint (điểm cuối) là các thiết bị kết nối người dùng với các mạng khác và mạng Internet. Chẳng hạn như máy tính để bàn, máy tính xách tay và thiết bị di động. Ngay cả một số thiết bị IoT cũng có thể được coi là thiết bị điểm cuối. Tất cả chúng cần được bảo vệ vì chúng là cổng ra vào dữ liệu thường xuyên nhất nên dễ bị mã độc và các phần mềm độc hại xâm nhập.

Đặc biệt, số lượng thiết bị đầu cuối trong các doanh nghiệp mở rộng theo cấp số nhân do nhu cầu của nhân viên và doanh nghiệp. Do đó, cơ hội cho những hackers cũng tăng lên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ sử dụng thiết bị diệt virus cá nhân (anti-malware) ?

Chống virus máy tính là biện pháp an ninh mạng chủ yếu trong gia đình và doanh nghiệp từ khi mọi người bắt đầu sử dụng máy tính. Tuy nhiên, theo sự tiến bộ của công nghệ, các mối đe dọa cũng trở nên đa dạng hơn và thích ứng chống lại các phần mềm diệt virus như trojan, phần mềm gián điệp và ransomware. Và các phần mềm diệt virus cá nhân chỉ có thể phát hiện các mối đe dọa đã biết trên cơ sở dữ liệu ban đầu. Chúng xác nhận virus bằng cách đọc chữ ký điện tử và khớp chúng với cơ sở dữ liệu an ninh mạng. Tuy nhiên, hacker có thể nhanh chóng điều chỉnh mã nguồn để không bị phần mềm độc hại phát hiện. Do đó, cần có một giải pháp khác để chống lại các mối đe dọa ở cấp điểm cuối.

Bảo mật Endpoint (điểm cuối)

Các sản phẩm bảo mật End point không hề là những sản phẩm được phóng đại hóa cho giải pháp diệt virus. Các công ty có những dịch vụ này thường đề cập đế một bộ chương trình bảo mật toàn diện, được tiêu chuẩn hóa tới từng thiết bị điểm cuối trong doanh nghiệp bạn và được tự động cập nhập thường xuyên để thích ứng với mọi mối đe dọa.

Một điểm khác biệt nữa là không tập trung ở một vị trí mạng. Nó được phân bổ đồng đều giữa các điểm cuối của Doanh nghiệp, tạo thành một vành đại kiên cố xung quanh hệ thống thiết bị của doanh nghiệp thay vì duy trì một trung tậm duy nhất. Mỗi điểm cuối là một thành trì được gia cố với kho vũ khí hoàn chỉnh sẵn sàng đối phó với những kẻ tấn công. Cụ thể, trong giải pháp bảo mật điểm cuối bao gồm các dịch vụ sau:

  • Diệt virus – Gần như một bộ phận phần mềm bảo vệ điểm cuối đều đi kèm các chương trình chống phần mềm độc hại để phát hiện ra dữ liệu đến là một mối đe dọa. Các tệp mới xuất hiện sẽ được quét. Nếu bị gắn nhãn là đáng nghi, nó sẽ bị cách ly và sau đó bị xóa.
  • Tưởng lửa – Đây là lớp bảo mật đầu tiên chống lại các kết nối đáng nghi đến các thiết bị Endpoint, Tường lửa kiểm tra các kết nối đến mạng của bạn trước khi cho phép chúng vượt qua và kiểm tra chữ ký để tìm các mối đe dọa. Nó tự động chặn địa chỉ IP độc hại kết nối với mỗi điểm cuối.
  • Phát hiện và phản hồi Endpoint (EDR) – Tường lửa và diệt virus chỉ có thể bảo vệ điểm cuối của bạn khỏi các mối đe dọa và các phần mềm độc hại. Tuy nhiên, chúng luôn thay đồi và biến hóa để vượt qua các biện pháp bảo vệ chỉ trong tíc tắc. EDR là phương pháp mà tại đó giải pháp bảo vệ điểm cuối điều tra và phản hồi hành động nguy hiểm đáng ngờ. Thông qua giám sát, phân tích và báo cáo tự động, các chương trình nâng cao này sẽ phát hiện hoạt động bất thường trong mạng của bạn và gắn nhãn là mối đe dọa có thể xảy ra. Các giải pháp EDR của các công ty khác nhau hoạt đông khác nhau dựa trên công nghệ tân tiến như AI để xác định xem có điều gì sai hoặc bất thường với một số kết nối nhất định. Nếu điều gì đó bị gắn nhãn là đáng ngờ, nó sẽ tự động cảnh báo cho quản trị viên mạng của bạn để điều tra thêm về hoạt động và xác định cách phản hồi. Tuy nhiên, với công nghệ quá nhạy trong việc nhận diện các hoạt động, EDr có thể cách ly thiết bị ngay khi một điểm cuối bị nghi ngờ.
  • Công cụ mã hóa – Để ngăn tin tặc xâm nhập vào mạng của bạn với thông tin đăng nhập từ các email và tệp được chuyển của công ty, nhiều giải pháp bảo vệ điểm cuối bảo gồm các công cụ mã hóa dữ liệu gửi đi. Chỉ người nhận dữ liệu dự kiến mới có thể giải mã nó
  • Kiểm soát của quản trị viên – Trong khi bảo vệ Endpoint được phân tán trên nhiều thiết bị, vẫn có một điểm quản trị trung tâm để quản lý toàn bộ mạng và cài đặt của nó. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho bạn sự lựa chọn để quản lý

Hãy xem bảng so sánh bên dưới để có một cái nhìn nhanh về sự khác biệt giữa bảo mật Endpoint và phần mềm diệt virus :

Doanh nghiệpCá nhân
Tốt hơn trong việc quản lý nhiều và đa dạng các loại điểm cuốiQuản lý chỉ một số lượng nhỏ điểm cuối người dùng
Khả năng quản lý trung tâmĐiểm cuối được thiết lập và định cấu hình riêng lẻ
Khả năng quản trị từ xaHiếm khi có quản lý từ xa
Định cấu hình bảo vệ điểm cuối trên thiết bị từ xaNgười dùng cập nhập tự động cho từng thiết bị
Yêu cầu cấp quyền khi thực hiện sửa đổiSử dụng quyền quản trị người dùng
Triển khai các bản patch cho tất cả các điểm cuối có liên quanNgười dùng cập nhập tự động cho từng thiết bị
Khả năng giám sát các thiết bị, hoạt động và hành vi của nhân viênHoạt động và hành vi giới hạn cho người dùng duy nhất

Xem thêm: Giải pháp bảo mật điểm cuối dành cho doanh nghiệp

Liên hệ tư vấn và báo giá

Công ty TNHH công nghệ GADITI

  • Địa chỉ: 161E1 Trung Mỹ Tây 13A, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 039.8686.950
  • Mail: [email protected]
5/5 - (1 bình chọn)
HOTLINE

0398.686.950

TECHNICAL SUPPORT

Ticket support

Bài tương tự